• HỆ THỐNG GIÁO DỤC CHẤT LƯỢNG CAO

      fun88vnwin com

      Trường Tiểu Học Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy

      Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy

    Báo chí

    [TUỔI TRẺ THỦ ĐÔ] Sứ giả của “Trường học hạnh phúc" đến với cực Nam của Tổ quốc

  • Thứ hai, 14:55 Ngày 22/04/2024
  • Link báo: Tại đây

    Trường học hạnh phúc, tương lai của chúng ta

    Nhận lời mời của Sở GD&ĐT tỉnh Trà Vinh, Đoàn đại biểu Trường Chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy, Hà Nội) gồm: TS Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng, nhà sáng lập trường: “Trường học hạnh phúc, tương lai của chúng ta”; PGS.TS Trần Thị Lệ Thu; Hà Ngọc Thủy - Phó Hiệu Trưởng; Hoàng Thu Bình, giáo viên; ThS Bùi Bích Liên, chuyên viên Tâm lý học đường đã tham dự hội thảo.

    Sứ giả của “Trường học hạnh phúc
    Đoàn đại biểu Trường Chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tham dự hội thảo “Trường học hạnh phúc - Con đường chúng ta đi” tại tỉnh Trà Vinh

    Tại hội thảo, đồng chí Lê Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh hoan nghênh các bài báo cáo của đoàn đại biểu trường Chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội). Đồng chí Lê Thanh Bình cho biết, Trà Vinh luôn quán triệt quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Tỉnh đã tập trung đầu tư cho GD&ĐT, trong đó, xây dựng “Trường học hạnh phúc” là mong muốn của cả hệ thống chính trị toàn tỉnh.

    “Việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” không chỉ riêng ngành GD&ĐT mà cả xã hội cần chung tay. Tôi tin tưởng rằng, hội thảo sẽ đề ra những cách làm hay, kinh nghiệm hiệu quả, phù hợp thực tiễn, hướng đến xây dựng “Trường học hạnh phúc”, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT”, đồng chí Lê Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh nhấn mạnh.

    Sứ giả của “Trường học hạnh phúc

    Với tâm nguyện “Chúng ta ở đây để cùng nhau bàn - tìm cách - chia sẻ với nhau cách thức để làm và làm tốt”, TS Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Trường Chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) đã trình bày báo cáo “Trường học hạnh phúc - tương lai của chúng ta” đầy cảm xúc.

    Đó là con đường của một cựu chiến binh, của một nhà giáo suốt gần 80 tuổi đời luôn đau đáu đi tìm mục đích giáo dục đích thực; cách thức giáo dục hiệu quả cho chính con, cháu trong gia đình; cho thế hệ trẻ hàng ngày gặp gỡ, nâng niu, trân trọng… với mong muốn duy nhất “họ trở thành con người tốt nhất trong phiên bản của chính họ”.

    Sứ giả của “Trường học hạnh phúc

    Có trường học hạnh phúc hay không?

    Để trả lời cho câu hỏi trường học hạnh phúc thực tế hay mộng mơ ? TS Nguyễn Văn Hòa khẳng định: Trường học hạnh phúc là thực tế, trong tầm tay của chúng ta. Đó là nơi “có các mối quan hệ con người tích cực; có phương pháp dạy và học phù hợp; có môi trường học tập an toàn, thân thiện, thúc đẩy sự sáng tạo”. Đấy không chỉ là lý thuyết mà là thực tế ở trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngôi trường có bề dày 30 năm kinh nghiệm giáo dục.

    Trường Chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm có những lớp học hạnh phúc. Ở đó mỗi lớp là một “môi trường học tập giúp cho mỗi cá nhân học sinh phát triển”: Thầy cô - học trò thân thiện, yêu thương, chia sẻ; không gian sạch đẹp, an toàn, mát mẻ; cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động; môi trường thân thiện, đoàn kết, yêu thương, tôn trọng và thấu hiểu; mỗi cá nhân được phát triển tối đa năng lực, không ai bị bỏ lại phía sau; mỗi học sinh được thể hiện, được ghi nhận, có giá trị.

    Sứ giả của “Trường học hạnh phúc

    Mỗi lớp học luôn có những giờ học hạnh phúc: Lớp học vui vẻ; học sinh được hoạt động; dạy học có liên hệ thực tế; sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học. Làm được thế này không khí lớp học, sự hứng thú và hưởng ứng của học sinh sẽ tốt lên, chất lượng giáo dục sẽ từ đó nâng cao.

    Thành công ở ngôi trường Chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm với gần 4.000 học sinh, hơn 100 lớp học trong những năm qua đã khẳng định sự lựa chọn “Trường học hạnh phúc, tương lai của chúng ta” là hoàn toàn đúng đắn.

    Xây dựng trường học hạnh phúc bắt đầu từ đâu?

    TS Nguyễn Văn Hòa phân tích, xây dựng trường học hạnh phúc là hành trình khó khăn về: Cơ chế, quyền tự chủ, tài chính, thực trạng nhà trường và thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên, tài chính, đội ngũ thiếu khát vọng…

    Sứ giả của “Trường học hạnh phúc

    Tuy nhiên, ông Hòa cũng chỉ rõ: Khi không quyết tâm nhìn nhận lại mục tiêu giáo dục bị “chệch hướng”; nhà trường, thầy cô không thoát được “cái bẫy thành tích”; thầy cô giáo và hiệu trưởng không thay đổi và không bắt đầu từ chính mình; khi coi trường học hạnh phúc là một mô hình hoàn hảo không đủ sức vươn tới; nóng vội làm nhiều nội dung, đặt ra nhiều chỉ tiêu…; mong muốn triển khai đồng loạt theo những tiêu chuẩn, tiêu chí định sẵn từ “mơ ước”; chạy theo phong trào, bề nổi, nhất thời… thì rất chúng ta không thể xây dựng được trường học hạnh phúc.

    Từ đó, người đứng đầu Hệ thống Chất ưlượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm khẳng định: “Chúng ta có thể làm được, miễn là có khát vọng và dũng khí. Có khát vọng thì không có gì chúng ta không thể vượt qua”.

    Sứ giả của “Trường học hạnh phúc

    Qua đó, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa gợi ý 6 việc phải làm khi xây dựng trường học hạnh phúc: Rà soát, lược bỏ bớt những quy định làm khó cho học sinh, phát huy sự tự thân, tự chủ của học trò; thầy cô giáo vui vẻ và thân thiện trong mỗi tiết học; không để ý và chấp nhặt những chuyện nhỏ của trẻ, hãy yêu thương và chấp nhận sự khác biệt, tận tình giúp đỡ, giáo dục từng chút giúp học sinh tiến bộ; chung tay làm cho lớp học sạch, đẹp hơn bắt đầu từ việc không vứt rác ra lớp, phân công và cùng nhau làm sạch hàng ngày; Chung tay làm cho trường học sạch, đẹp hơn bắt đầu từ việc không vứt rác ra nơi công cộng, phân công và có ngày tổng vệ sinh mỗi tuần; Tu sửa và nâng cấp nhà vệ sinh sạch sẽ, có người chăm lo hàng ngày và làm sạch con đường vào trường, trồng cây và hoa hai bên...

    Sứ giả của “Trường học hạnh phúc

    “Bí kíp” xây dựng trường học hạnh phúc

    1. Nhà trường sớm loại bỏ bầu không khí làm tăng hành vi tiêu cực

    2. Tạo bầu không khí dựa trên các giá trị thầy cô là nhà tâm lý - nhà giáo dục

    3. Thầy cô tạo bầu không khí dựa trên các giá trị gia tăng hành vi phù hợp

    4. Yếu tố con người: Thầy, cô thiết lập một hệ thống cho phép học sinh phản hồi; tăng cường kiến thức về các nền văn hóa khác; khuyến khích việc chơi nhập vai và thảo luận để tạo nên sự thấu cảm và thấu hiểu; gắn kết các học sinh với nhu cầu đặc biệt thông qua việc học hợp tác; truyền những giá trị, thái độ và thực hành tích cực.

    Bài viết liên quan
    Tư vấn online 0987.266.630
    Baidu
    map